CỬA HÀNG 3T - Ý TƯỞNG MỚI MẺ CHO CUỘC SỐNG BỀN VỮNG.
  • TRANG CHỦ
    • THỰC HÀNH 3T TẠI GIA
    • DOWNLOAD
  • SHOP
  • GIỚI THIỆU
  • HOẠT ĐỘNG
    • 3T TOUR
    • WORKSHOP PHẾ LIỆU
    • TRAO ĐỔI - KÝ GỬI BỘ SGK
  • HƯỚNG DẪN
  • FAQ

TỰ LÀM NƯỚC RỬA CHÉN TỪ RÁC THẢI NHÀ BẾP

10/8/2015

Comments

 
PictureTiến sĩ Rosukon
Hôm nay có dịp trò chuyện với một cô tự làm nước rửa chén tại nhà đang bán ở một cơ sở làm từ thiện. Mình đến và hỏi thử thì được biết cô làm nó từ hóa chất. Cô bảo làm dễ lắm, chỉ cần theo công thức, ra tiệm hóa chất mua về là có thể làm liền. Nghe xong thấy rợn cả da gà vì lúc trước mình có lần dùng thử thì tay bị dị ứng có nhiều tổ đĩa nổi đỏ lên ở lòng bàn tay rất ngứa và khó chịu. 3T tự hỏi liệu nó có an toàn vì chúng ta không biết hóa chất có còn thừa lại sau khi rửa và có ảnh hưởng tới da tay không.
Mình chợt nhớ đến bài báo viết về một cô ở Đà Nẵng cũng đi học tập bên Thái Lan rồi về tự làm và hướng dẫn bà con trong xóm cùng làm nước rửa chén từ rác thải. Sau một hồi tra cứu trên mạng, được hướng hướng dẫn cách chiết xuất  enzyme của Tiến sĩ Rosukon từ Thái Lan. Mình thu thập lại thành bài này để chia sẻ cùng các bạn cùng tìm hiểu và thực hành làm nước rửa chén tại nhà vừa tiết kiệm lại vừa giảm thiểu và xử lý được lượng rác thải và tiến tới Zero Waste nha.

Picture

CÔNG THỨC

1 PHẦN ĐƯỜNG + 3 PHẦN PHẾ PHẨM THỰC VẬT + 10 PHẦN NƯỚC
Ví dụ: 1 kg đường nâu + 3 kg rác + 10 lít nước
Tùy lượng rác mà gia giảm đường và nước cho phù hợp
Picture

CÁCH LÀM

Tất cả bạn cần là một thùng chứa bằng nhựa có nắp đậy kín là được, đường (đường nâu, đường tán, mật mía), và nước.
  • Thêm nước theo công thức vào thùng chứa). Pha loãng đường vào trong nước. 
  • Thêm phế phẩm rau cải từ nhà bếp rồi đậy kín nắp
  • Dãn nhãn, ghi ngày sản xuất lên thùng chứa để dễ dàng kiểm tra.
  • Thùng chứa đặt nơi khô ráo và thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Sau 3 tháng là có thể sử dụng. Dùng vải lượt bỏ phần bã thực vật và chiết ra chai nhỏ dùng dần.

LƯU Ý: 

  1. THÙNG CHỨA: Không sử dụng dụng cụ chứa bằng thủy tinh hoặc kim loại tính co giãn thấp, nên dùng loại nhựa.
  2. Rác để làm cho enzyme không bao gồm giấy, nhựa, kim loại hoặc vật liệu thủy tinh. Để hỗn hợp có mùi thơm bạn có thể thêm vỏ cam, chanh, bưởi hoặc lá dứa. Phần phế phẩm sử dụng để lên men không được dùng thức ăn nấu chín, dính dầu mỡ hoặc các phế phẩm có nguồn gốc động vật. Ở các vùng nông thôn có thể tận dụng phế phẩm từ nông nghiệp.
  3. Thùng chứa sau khi thêm phế phẩm còn lại 2 phần không khí / 8 phần hỗn hợp để quá trình lên men được diễn thuận lợi.
  4. Quá trình lên men sẽ tạo ra nhiều khí vì thế trong tháng đầu tiên, thỉnh thoảng bạn cần mở nắp đế áp lực hơi được giải phòng khỏi thùng chứa và dùng một chiếc giá để đẩy phần bã nổi lên chìm xuống hỗn hợp.
  5. Màu sắc lý tưởng của enzyme sinh thái là màu nâu sẫm. Nếu hợp có màu đen, hoặc bốc mùi trứng thối, mùi hôi. Cách xử lý : là bạn thêm 1 phần đường vào hỗn hợp, khuấy đều, sau đó đậy nắp lại. 1 Tháng sau là hỗn hợp sẽ lên men lại bình thường.
  6. Nó có thể có một lớp màu trắng, đen hoặc nâu trên đầu trang của các enzyme, bỏ qua nó. Nếu bạn gặp phải ruồi và ấu trùng trong thùng chứa, hãy vặn thật kín thùng chúa, các phản ứng hóa học của enzyme sẽ hòa tan một cách tự nhiên.
  7. Sau khi ủ xong bạn nên: làm tiếp mẻ mới, phần bã dùng làm phân bón cây, phần cặn thừa đổ vào nhà vệ sinh để làm sạch cống rãnh, toilet.
  8. Nếu nhà bạn không có nhiều rác để ủ thì có thể cho dần vào các thùng chứa với lượng đường và nước được ước tính trước đến khi rác vừa đủ lượng, đậy nắp lại sau 3 tháng bạn có thể sử dụng chúng. 
  9. Enzyme này không hết hạn sử dụng và để càng lâu càng tốt, các phân tử sẽ ngày càng nhỏ lại. Thỉnh thoảng bạn nên mở nắp để thoát khí cho chúng. KHÔNG BẢO QUẢN TRONG TỦ LẠNH.
  10. Nếu mỗi hộ gia đình sử dụng rác thải để sản xuất enzyme sinh thái, giảm đi lượng rác thải mỗi ngày và góp phần làm cho môi trường ngày càng sạch hơn.
  11. Những hộ gia đình làm enzyme thì muỗi và các côn trùng sẽ tự động tránh xa.
Picture

SỬ DỤNG

  • Làm rửa chén bát, giặt quần áo, sử dụng enzyme. Pha thêm với dung dịch rửa chén để tăng tính hiệu quả.
  • Làm sạch rau quả: pha 2 muỗng canh  enzyme với nước để ngâm rau quả sẽ có tác dụng làm sạch và khử trùng.
Tỷ lệ = 1 phần enzyme: 1 phần chất tẩy rửa / sạch hơn: 10 phần nước
  • Làm vườn: chế phẩm trên vừa là thuốc trừ sâu tự nhiên, thuốc diệt cỏ, vừa làm bón hữu cơ được. Có thể được sử dụng để kích thích hoóc môn thực vật để cải thiện chất lượng của các loại trái cây và rau quả và tăng năng suất cây trồng. Phun vào đất liên tục trong 3 tháng để cải thiện chất lượng đất.
Bạn có thể xem video của để biết thêm thông tin về cách làm này.


VIDEO HƯỚNG DẪN

Nguồn: http://www.justlifeshop.com/turn-garbage-into-enzyme/
Picture
Comments

    Thực hành 3T

    Cung cấp những ý tưởng, mẹo vặt Thay Thế, Tiết giảm, Tái sử dụng, Tái chế các đồ vật cũ, bỏ đi thành những vật dụng vô cùng hữu ích. Bạn và gia đình sẽ tiết kiệm được một khoản tiền nho nhỏ cho việc mua sắm những đồ dùng mới trong gia đình.

    RSS Feed

    Categories

    All
    Bao Bì Tự Nhiên
    Giấy Báo Cũ
    Ống Hút Tre
    Tái Chế
    Tái Chế
    Tái Chế Vải Vụn
    Tái Sử Dụng
    Thay Thế Túi Nylon
    Vật Dụng Trong Nhà

Powered by Create your own unique website with customizable templates.
  • TRANG CHỦ
    • THỰC HÀNH 3T TẠI GIA
    • DOWNLOAD
  • SHOP
  • GIỚI THIỆU
  • HOẠT ĐỘNG
    • 3T TOUR
    • WORKSHOP PHẾ LIỆU
    • TRAO ĐỔI - KÝ GỬI BỘ SGK
  • HƯỚNG DẪN
  • FAQ