Cuốn cẩm nang chỉ với 14 trang ngắn gọn, đã tập hợp những mẹo vặt thông dụng cho công việc nội trợ mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên internet hay trong các mẹo dân gian. Tuy nhiên, điều đặc biệt của Mai Anh, cũng là điểm thành công lớn nhất của cuốn cẩm nang, chính là khả năng tính toán để đưa ra các khoản tiết kiệm. Cuốn "Cẩm nang xanh cho bà nội trợ" của Đặng Huỳnh Mai Anh, sinh viên Trường Đại học Ngoại thương (cơ sở 2 TPHCM), đã được lan truyền rộng rãi trên các trang mạng dành cho phụ nữ và các diễn đàn môi trường.
Với 3 phương pháp XỬ LÝ RÁC THẢI NHÀ BẾP: làm phân compost, nuôi giun và ủ lên men Bokashi thì từ nay gia đình bạn có thể yên tâm xử lý hết rác luôn nhé và lại có phân bón cho vườn rau sạch tại nhà nữa. Mẹo hướng dẫn vô cùng đơn giản. Mời bạn cuộn xuống để xem tiếp hoặc tải về để đọc trên điện thoại hoặc máy tính nha. guồn: http://www.compostcollective.org.nz/
Your browser does not support viewing this document. Click here to download the document. Chân dung người làm nghề (3)Hồi hỏi dì ngồi đươn thế này có cực không, dì trả lời thế này: "Có chứ con, nhưng nghề nào mà chẳng cực. Trời cho mình cái nghề đươn bàng, mình còn được ngồi trong mát, còn lo được cơm nước nhà cửa..."
Mẹ con dì Út Phượng là người đươn những tấm điệm bàng với mọi kích thước theo yêu cầu của Cửa Hàng 3T. Dì Phượng đươn bàng ngót nghét cũng chục năm tuổi nghề, từ khi bỏ cái nghề hái hoa thiên lý - vừa nắng cực, vừa phải tiếp xúc nhiều hoá chất. Cỏ bàng đươn điệm là do dì tự chuẩn bị, từ thu hoạch đến phân loại, xử lý, phơi, ép,... Vì sự thật là nghề này chẳng còn nhiều nhân công như ngày xưa, không tự làm thì lấy cỏ đâu mà đươn? —- Cửa Hàng 3T hiện có nhận đặt hàng các loại điệm (kích thước tuỳ yêu cầu, không quá 2.5m x 2.5m). Điệm được bán tại Cửa Hàng 3T là do mẹ con dì Út Phượng đươn thủ công ở Đức Huệ, Long An. Chân dung người làm nghề (2)Chẳng biết bạn có bao giờ nhìn ngắm những đôi bàn tay của cuộc đời này hay không và nếu có, điều gì làm bạn say mê?
Tiếp nối câu chuyện về bà Ba Hảnh - người phụ nữ đươn bàng quê mình, mình đã có lúc ngồi yên lặng ngắm đôi tay mau lẹ của ba xếp khung từng cọng bàng thành cái đáy túi to, cái ví nhỏ. Một đôi bàn tay đẹp không cần phải trắng trẻo căng mịn mà chỉ cần là một đôi tay tạo ra giá trị. Ngày xưa bà cũng từng là một cô gái, cũng làm nghề này nghề kia, chắc cũng phải xuống đồng ra ruộng, về nhà thì học thêm ngón nghề là đươn bàng để mấy ngày ngó trời không yên thì ở nhà đươn bàng mà bán chợ. Mấy cái túi ngày xưa thì chẳng đẹp như bây giờ, bà nói vậy. Người ta chỉ muốn mua túi rẻ để đựng mấy con gà con vịt thì cần chi tỉ mỉ. Làm việc với bà chỉ cực một điều duy nhất - vì tuổi bà chẳng còn trẻ, có nhiều khi việc đo đạc không thể chính xác từng mm, kích thước sản phẩm có lúc ra không được như chuẩn. Kể bạn nghe như vậy để bạn hiểu đã có những câu chuyện đẹp thế nào, những sự khó khăn và thấu hiểu ra sao đằng sau một sản phẩm địa phương. Và sự thật là 3T vẫn còn nhiều cái dở, mong bạn nếu có thấy hãy nói tụi mình nghe. không mong gì hơn sự đồng hành và tình yêu chân thành của bạn trên con đường giữ nghề xưa, 3T Team --- Chuỗi bài viết "Chân dung người làm nghề" được ra đời với mục đích duy nhất: Để bạn biết được câu chuyện đằng sau món đồ bạn đang sở hữu, về người làm nghề, cuộc sống của họ, cách 3T đã làm việc với những người thợ và nghề địa phương,... Mỗi sản phẩm bạn mua tại Cửa Hàng 3T đều được làm thủ công với tấm lòng của ít nhất một con người tại Đức Huê, Long An. Đây là bà Ba Hảnh, người đã bước qua hơn 80 năm sương gió cuộc đời, người phụ nữ đã thoăn thoắt bàn tay đươn cỏ bàng thành những vật dụng bạn cầm tay, bỏ túi, xách ra đường mỗi ngày.
Bà tuổi đã cao nhưng vẫn minh mẫn và khoẻ lắm. Kể với tụi mình, bà nói cái nghề này cũng nhiều người đến học, mấy cô trẻ trẻ cũng có, nhưng ít ai đươn mà ưng ý bà. Sản phẩm càng nhỏ, sợi bàng đươn phải nhỏ thì mới mềm mại, mới đẹp. Cỏ bàng ứng dụng được trong nhiều sản phẩm đan lát khác nhau như đệm (chiếu), túi xách, bị đựng, ví cầm tay, hộp, cặp, nón,... Nhưng người làm nghề thường chỉ chuyên một vài mảng nhất định. Ở Cửa Hàng 3T, bà Ba Hảnh là người tạo ra những chiếc túi xách, bị đựng và ví cỏ. Làm việc với bà Ba, 3T không vui gì hơn một niềm vui được đến gần "những người nắm giữ thời gian", cái sự chỉnh chu và tỉ mẫn của người tạo ra cái đẹp-hữu-dụng. --- Chuỗi bài viết "Chân dung người làm nghề" được ra đời với mục đích duy nhất: Để bạn biết được câu chuyện đằng sau món đồ bạn đang sở hữu, về người làm nghề, cuộc sống của họ, cách 3T đã làm việc với những người thợ và nghề địa phương,... Mỗi sản phẩm bạn mua tại Cửa Hàng 3T đều được làm thủ công với tấm lòng của ít nhất một con người tại Đức Huê, Long An. Mấy ngày mưa bão triền miên, tụi mình bỗng nhớ có một lần đi lấy điệm từ nhà dì Phượng (người đươn điệm). Nắng chiều soi từng sợi cỏ, từng sợi từng sợi óng ánh không sao tả được. Đôi khi vẻ đẹp chỉ bình dị thế thôi, bạn ạ. Chọn một cách sống dung hoà với môi trường thiên nhiên không có nghĩa là chọn một cách sống khổ sở, đơn điệu. Mỗi ngày nằm ngủ, nằm nghỉ trên tấm điệm bàng là mỗi ngày thấy biết ơn thiên nhiên cây cỏ và cả công sức của những người làm nên. Nếu bạn cũng thích vẻ đẹp của nắng, của bàn tay con người, bạn thử lấy một tấm điệm về, để một góc nhà đầy nắng, ngủ một giấc trưa bình an. Rồi xem, có cái đẹp nào thân thương và đáng quý hơn nữa... trưa chủ nhật, chúc bạn có một giấc nghỉ êm êm. 3T Team
Bạn thân mến, Có nhiều bạn quan tâm về sản phẩm ống hút tre và hỏi mình về cách cọ rửa ống hút như thế nào. Mình đang thử nghiệm làm cọ để tặng kèm, chất liệu là rễ dừa, rễ dứa gai. Và trong khi chờ đợi cho cọ hoàn thiền thì mình tặng các bạn 1 que trúc nhỏ nằm lọt lòng cái ống hút để bạn rửa cho dễ. Mình giới thiệu cac bạn một số cách cọ rửa và dung dịch cọ rửa ống hút tre. |
Thực hành 3TChúng mình chia sẻ các ý tưởng và câu chuyện thực hành các giải pháp giảm thiểu rác thải trong gia đời sống. DANH MỤC
All
LƯU TRỮ
October 2024
|